Trungnam Group đang đẩy mạnh tìm kiếm, đầu tư vào các các dự án điện mang tính bền vững và an toàn: năng lượng tái tạo, năng lượng gió, năng lượng mặt trời

TRUNG NAM CAM KẾT ĐỒNG HÀNH PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG BỀN VỮNG

Tập đoàn Trung Nam đang đẩy mạnh  tìm kiếm, đầu tư vào các các dự án điện mang tính bền vững và an toàn, đồng hành với Chính phủ và các nền kinh tế lớn trên thế giới vì mục tiêu phát triển năng lượng thân thiện môi trường.
 

Nhà đầu tư năng lượng tái tạo lớn nhất Việt Nam

 
Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, đến cuối năm 2020, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn quốc đạt 69.342 MW. Đáng chú ý, dự án điện gió, điện mặt trời chiếm tới gần 25% công suất lắp đặt (hơn 17.000 MW). Sau ngày 31/10/2021, hàng nghìn MW dự án điện gió cũng đã kịp vận hành thương mại, nâng công suất điện gió lên đáng kể trong tổng công suất nguồn điện cả nước.
Sự hiện diện của các doanh nghiệp tư nhân là dấu mốc quan trọng trên con đường phát triển các dự án năng lượng tái tạo của Việt Nam khi hầu hết dự án đều do tư nhân đầu tư. Trong đó, Tập đoàn Trung Nam (TNG) là doanh nghiệp có tổng số lượng dự án năng lượng tái tạo lớn nhất tại Việt Nam. 

Tính đến ngày 31/10/2021 TNG có 1,492,1 MW dự án năng lượng tái tạo đóng góp vào lưới điện quốc gia với 7 dự án được đầu tư và đi vào hoạt động trên khắp các tỉnh thành khắp cả nước. Đó là điện gió Ea Nam (400MW), điện gió Phước Hữu (46,2MW), điện gió Trà Vinh (100MW), điện gió Thuận Bắc (151,9MW), điện mặt trời Thuận Bắc (204MW), điện mặt trời Thuận Nam (450MW), điện mặt trời Trà Vinh (140MW). 

Cùng với 3 nhà máy thủy điện Đồng Nai 2 (70MW), Krông Nô 2 (30MW), Krong Nô 3 (18MW), tổng cộng Trung Nam đóng góp 1,610,1MW vào công suất nguồn điện cả nước. Chỉ tính riêng tại Ninh Thuận, TNG đã có 3 dự án lớn bao  gồm Tổ hợp năng lượng điện gió và mặt trời, Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc và Dự án Điện gió Phước Hữu.

Đáng chú ý, bất chấp những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, trong năm 2021 Trungnam Group đã đầu tư xây dựng cùng lúc 3 dự án điện gió lớn tại 3 địa phương khác nhau là Đăk Lăk, Trà Vinh, Ninh Thuận với tổng công suất lên đến 546.2 MW. Cả 3 dự án đều đã được hoàn thành vào cuối tháng 10, trong đó Dự án Điện gió Ea Nam (Đăk Lăk) trở thành Dự án nhà máy điện gió trên bờ có công suất lớn nhất Việt Nam hiện nay với 400MW; Dự án Đông Hải 1 Trà Vinh trở thành dự án điện gió trên biển lớn nhất với công suất 100MW. Nhà máy Điện gió Số 5 – Ninh Thuận đóng góp 46,2MW nâng tổng công suất của các nhà máy Năng lượng tái tạo của TNG tại Ninh Thuận lên con số 852,1 MW, TNG cũng là Doanh Nghiệp có đóng góp to lớn trong mục tiêu đưa Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước.
 

Tập trung vào phát triển năng lượng bền vững và an toàn

Theo các chuyên gia năng lượng, Việt Nam là đất nước có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo, cho nên phát triển năng lượng tái tạo là hướng đi đúng đắn và cần thiết. Ngoài ra, trong bối cảnh các dự án điện than đang vấp phải nhiều sự phản đối, để có nguồn điện chạy nền, làm cơ sở để phát triển năng lượng tái tạo, Việt Nam cũng nên gia tăng đầu tư vào các dự án nhiệt điện khí – nguồn điện được đánh giá là thân thiện với môi trường hơn nhiều so với nhiệt điện than.

Thực tế, tại dự thảo quy hoạch điện 8, Bộ Công Thương đã tính toán gia tăng đáng kể tỷ trọng điện khí trong tổng công suất nguồn điện. Theo đó, đến năm 2025 công suất nhiệt điện khí (tính cả LNG) là 14.117 MW, chiếm tỷ lệ 13,4-13,7%; công suất nhiệt điện khí đến năm 2030 tăng rất mạnh, tăng lên đến 27.471-32.271 MW, chiếm tỷ lệ 21,1-22,4% tổng công suất. Đến năm 2045, công suất nhiệt điện khí tiếp tục tăng lên, chiếm tỷ lệ 23,5-26,9%. Đây là hướng đi phù hợp với xu hướng chung của thế giới, góp phần gia tăng nguồn điện thân thiện với môi trường hơn trong hệ thống điện Việt Nam.

Đang có nhiều kế hoạch đầu tư vào nhiệt điện khí LNG, lãnh đạo Tập đoàn Trung Nam cho biết: Trong suốt quá trình phát triển, chúng tôi không ngừng cập nhật những công nghệ mới nhất trên thế giới để áp dụng tại các dự án của mình. Với sự lớn mạnh không ngừng của nền kinh tế và với tâm thế của một doanh nghiệp dẫn đầu ngành năng lượng, chúng tôi ý thức được vai trò trong việc hỗ trợ chính phủ hoàn thành mục tiêu giảm thải Carbon.  Đó cũng chính là lý do TNG đang trong quá trình tìm hiểu và  phát triển các dự án LNG tại các địa phương có tiềm năng. 

Song song đó, Tập đoàn Trung Nam cũng đang chủ động làm việc với các đối tác để xây dựng những biện pháp lưu trữ năng lượng hiện đại, những cách thức quản lý nguồn năng lượng được khai thác để tối ưu hóa giá trị và hướng đến mục tiêu xuất khẩu năng lượng trong tương lai.

“Việc phát triển điện khí LNG tại các địa phương là một bước đi mới để thấy rằng TNG rất tâm huyết với việc tìm kiếm, đầu tư vào các nguồn năng lượng mang tính bền vững và an toàn, đồng hành với Chính phủ và các nền kinh tế lớn trên thế giới hướng tới nguồn năng lượng thân thiện với môi trường”, lãnh đạo Trung Nam nhấn mạnh.
Ngọc Hương.
TOP