TRUNGNAM GROUP THẮP ĐÈN KÉO ĐIỆN QUA NÚI

Ròng rã nhiều ngày qua, hàng nghìn kỹ sư, công nhân thi công xuyên đêm, làm việc quần quật để lắp trụ, kéo điện qua núi, quyết tâm hoàn thành công trình Nhà máy điện mặt trời (xã Phước Minh, huyện Thuận Nam), Trạm biến áp 500kV và 17 km đường dây 500kV, 220kV chỉ trong thời gian kỷ lục hơn 100 ngày để kịp chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Ông Vũ Đình Tân, Giám đốc Công ty TNHH Điện mặt trời Trung Nam-Thuận Nam cho biết gian nan nhất là việc thi công đường dây 500 kV mạch kép đấu nối trạm biến áp (TBA) 500kV Thuận Nam vào TBA 500kV Vĩnh Tân nối từ xã Phước Minh (huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) đến xã Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận).

Nhiều trụ điện của đường dây 500 kV được thi công trên núi cao, địa hình hiểm trở. Việc vận chuyển các trang thiết bị gặp rất nhiều khó khăn. Ban đầu, Trungnam Group dự định vận chuyển bằng trực thăng nhưng không khả thi. Các kỹ sư mạnh dạn đề xuất mở đường hướng thẳng lên đỉnh núi. Dốc nhiều đoạn dựng đứng, trang thiết bị phải vận chuyển bằng sức người và xe bánh xích.

Ròng rã nhiều ngày qua, hàng nghìn kỹ sư, công nhân thi công xuyên đêm, làm việc quần quật để lắp trụ, kéo điện qua núi, quyết tâm hoàn thành công trình Nhà máy điện mặt trời (xã Phước Minh, huyện Thuận Nam), Trạm biến áp 500kV và 17 km đường dây 500kV, 220kV chỉ trong thời gian kỷ lục hơn 100 ngày để kịp chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Suốt ba tháng qua, ông Tân bám trụ trên công trường, không về nhà. Thương chồng, phu nhân lái xe đưa các con từ TP.HCM ra Ninh Thuận thăm bố. Đi lại khó khăn, lại mất hàng giờ leo núi mới đến được địa điểm thi công nên nhiều kỹ sư, công nhân quyết định dựng lán trại và bám trụ trên núi đá. Ban ngày họ phơi mình dưới ánh nắng như thiêu như đốt. Và, khi màn đêm buông xuống, nhiều người co ro trong cái rét thấu xương để công trường thi công đường dây 500 kV trên dãy núi ngăn cách hai tỉnh Bình Thuận – Ninh Thuận luôn sáng rực ánh điện.

Trên công trường chỉ toàn nắng, gió và đá lởm chởm, chúng tôi ghi nhận hàng trăm công nhân hối hả kéo dây, treo mình trên độ cao hàng trăm mét… Vai áo người nào cũng nhễ nhại mồ hôi... Ông Nguyễn Tâm Tiến – Tổng Giám đốc Trungnam Group (nhà đầu tư) cho biết dự án Nhà máy điện mặt trời 450MW, kết hợp trạm biến áp 220/500kV Trung Nam – Thuận Nam và đường dây 220kV, 500kV kết nối với lưới điện quốc gia được khởi công vào ngày 15/5 với tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng. Đến nay, các hạng mục quan trọng như nhà máy điện mặt trời 450 MW, Trạm biến áp 500kV, đường dây 220kV 4 mạch đấu nối TBA 500kV Thuận Nam chuyển tiếp trên 2 mạch đường dây 220kV Tháp Chàm – Vĩnh Tân đã hoàn thành 100%.

Riêng đường dây 500kV mạch kép đấu nối TBA 500kV Thuận Nam vào TBA 500kV Vĩnh Tân đã cơ bản hoàn thành, đang trong giai đoạn hoàn thiện thí nghiệm, dự kiến đến ngày 27/9 tới sẽ đóng điện vào lưới quốc gia. 
“Hiện nay dự án đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục để được công nhận ngày vận hành thương mại”, ông Tiến nói và cho biết sau khi hoàn thành, Trungnam Group sẽ bàn giao hạ tầng truyền tải, bao gồm trạm biến áp 500kV Thuận Nam và các đường dây 220kV, 500kV cho Tổng Công ty truyền tải điện quốc gia (Tập đoàn điện lực Việt Nam) quản lý, vận hành với chi phí 0 đồng.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Lưu Xuân Vĩnh, dự án sau khi hoàn thành không những giải tỏa 100% công suất các nhà máy điện tại Ninh Thuận mà còn có dư địa cho giai đoạn sau. Cụ thể, trạm biến áp Trungnam Group đầu tư xây dựng có công suất 6.000 MW, trong khi tổng công suất các nhà máy điện tại tỉnh Ninh Thuận đến cuối năm 2020 mới đạt trên 1.200 MW.  

“Chính việc giải phóng công suất các nhà máy điện gió, điện mặt trời sẽ tạo ra giá trị gia tăng rất lớn cho tỉnh Ninh Thuận. Cuối năm nay, tỉnh sẽ hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách Trung ương giao. Tăng trưởng GPD sẽ đạt 11,2%, trong đó nếu chỉ tính riêng dự án này, khi hoàn thành đi vào hoạt động thì GDP của tỉnh sẽ tăng trưởng 4,5%”, ông Lưu Xuân Vĩnh nhấn mạnh.

Ông Vĩnh cho biết việc hoàn thành và đưa Nhà máy điện mặt trời Trung Nam – Thuận Nam 450 MW, trạm biến áp 220/ 500KV và đường dây 220kV, 500kV vào sử dụng còn góp phần hiện thực hóa Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 115 của Chính phủ, đưa tỉnh Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của Quốc gia.

 

Nguồn tienphong.vn

TOP